Đánh giá
Không chỉ là vương quốc của dừa sáp, Trà Vinh còn nổi tiếng với những món ăn ngon khó cưỡng, hấp dẫn bất kỳ vị khách nào bước chân đến đây. Những món ăn ở đây mang đầy vẻ thanh tao, dân dã và đậm bản sắc vùng Tây Nam Bộ khó có thể tìm được ở những đô thị sầm uất.
Mang hương vị đặc trưng giao thoa của 3 dân tộc: Kinh, Khơ Me, Hoa, 5 đặc sản Trà Vinh sau đây sẽ khiến du khách mê mẩn.
Xem thêm: Top 5 món đặc sản Tiền Giang nhất định bạn phải thử
Bánh ú ở Đa Lộc nổi tiếng có nguồn gốc ở ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Bánh có truyền thống lâu đời và đã trở thành một món ăn quen thuộc của người dân địa phương nơi đây. Để có một chiếc bánh ú ngon miệng và đẹp mắt thì đòi hỏi người làm phải tỉ mẩn, khéo léo.
=> Review top 5 shop hoa tươi Bắc Giang giá rẻ uy tín
Đầu tiên, các nguyên liệu chính để làm bánh ú cần phải chuẩn bị đó là hạt nếp mộc mạc, lá ngót để giúp bánh có màu xanh tự nhiên, lòng đỏ trứng của hột vịt muối, thịt mỡ và nhân bánh thì được làm từ đậu xanh nấu chín, nghiền nhuyễn.
Người dân Đa Lộc thường chọn lá chuối để gói bánh ú bởi hình dáng và màu sắc của bánh có vai trò rất quan trọng, giúp cho bánh trở nên nổi tiếng hơn. Đặc biệt, kỹ thuật gói bánh không hề đơn giản, đòi hỏi phải đạt chuẩn từ hình khối lẫn các góc cạnh, làm sao cho bánh thật khít, đều và cân đối.
=> Review top 5 cửa hàng hoa tươi Tây Ninh giá rẻ uy tín
Nhờ có bàn tay khéo léo của người làm bánh cùng những thứ nguyên liệu chọn lọc rất kỹ giúp cho bánh ú khi luộc chín vớt ra có màu xanh lá, bánh dẻo quánh, trên da bánh có chút xanh phớt chỉ cần cắn một miếng cũng đủ để cảm nhận mùi thơm đặc trưng của loại bánh đặc trưng cho thôn quê này.
Bánh ú Đa Lộc được nhiều người du khách miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh cũng như người dân lân cận tìm đến mua về ăn và làm quà tặng khi có dịp về thăm Trà Vinh.
Đến Trà Vinh, bạn có thể ghé qua lò bánh Việt Sang, ấp Hương Phụ, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh là mua được loại bánh đặc sản này.
=> Review top 5 tiệm hoa tươi Bình Thạnh giá rẻ uy tín
Trà Vinh là vùng đất của những ngôi chùa Khmer, những lễ hội truyền thống và cả một nền ẩm thực đa sắc màu. Cũng nhờ có sự cộng cư của các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer mới tạo nên một văn hóa ẩm thực Trà Vinh phong phú, đa dạng và vô cùng đặc trưng. Ở đó cũng có một loại bánh được kết tinh giữa sự tư duy sáng tạo và sự giao thoa văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây mang tên bánh tét cốm dẹp.
=> Review top 5 điện hoa tươi Gia Lai giá rẻ uy tín
Để làm bánh này cần có các nguyên liệu đặc biệt từ cốm dẹp – nguyên liệu truyền thống của người Khmer, dân dã và mộc mạc được nhiều người ưa chuộng. Quá trình làm nên loại bánh này cũng vô cùng phức tạp. Nguyên liệu và kỹ thuật là hai khâu quan trọng trong quá trình tạo nên những chiếc bánh cốm dẹp nhiều người ưa thích này. Nguyên liệu chuẩn bị phải tốt cộng với kỹ thuật gói và nấu bánh thật sự khéo léo, và không thiếu những bí quyết riêng thì mới có được bánh tét cốm dẹp dẻo thơm, dễ ăn.
Cốm dẹp sau khi đem về nhà, cho vào chảo rang trên lửa nhỏ, dùng một đôi đũa tre to bản đảo đều các hạt nếp đến khi rang chín thì bỏ vào cối đồng hay cối đá giã đều, đến khi vỏ hạt nếp bong ra, rồi cho vào nia sàng, sảy sạch vỏ trấu là có được cốm dẹp – nguyên liệu chủ yếu của bánh này.
Giống các loại bánh tét truyền thống, bánh tét cốm dẹp có nhân thường là đậu xanh, đãi vỏ, nấu nhừ, để nguội, thêm đường và va ni để tạo mùi thơm rồi mới đem lên bếp xào, trộn đều cho thật ráo. Sau đó đổ hỗn hợp trên vào mâm, dùng tay vò nhân sao cho vừa bằng nửa cổ tay; tuy nhiên cần tránh gói bánh bằng tay trần vì khi có mùi thì bánh sẽ khó để được lâu.
=> Review top 5 shop hoa tươi tốt nhất Hà Tiên :
Người ta thường dùng lá chuối xiêm hoặc lá lùng để gói bánh tét cốm dẹp. Đầu tiên, trải lá chuối rồi cho cốm dẹp kèm với nhân vào trong, đem gói lại giống như đòn bánh tét thường thấy, nhưng kích cỡ sẽ nhỏ hơn. Một bí quyết để bánh tét không dính vào lá khi nấu, thì người làm phải nhúng sơ bánh qua nước cốt dừa thêm một lần nữa rồi mới gói lại như vậy bánh sẽ không dính lá và có vị béo thơm khi nấu chín.
Sau đó, dùng dây lát hay dây lùng buộc bánh lại vừa tay, không chặt cũng không lỏng quá để tránh bánh bị ép hay bị bở. Đòn bánh tét cốm dẹp đẹp mắt khi nhìn bề ngoài không quá to hoặc quá nhỏ. Khi gói xong, người ta buộc bánh lại thành từng cặp một để ăn dần; hoặc gói tròn chục để buôn bán hay làm quà.
Bánh được gói xong thì cho vào nồi hấp cách thủy khoảng nửa giờ đồng hồ và chín hoàn toàn bởi hơi nước nóng. Sau khi chín, mở đòn bánh ra bạn sẽ cảm nhận được hương thơm ngào ngạt của nếp, vị béo thơm của nước cốt dừa, vị bùi của đậu xanh và hương thơm đặc trưng của vani khiến ai ăn bánh tét này cũng đều không ngán.
Bánh tét cốm dẹp thường được bà con Khmer dùng thay cơm, ăn điểm tâm, hoặc tráng miệng sau các buổi ăn chính. Do bánh nhỏ gọn nên cũng vô cùng tiện để làm quà cho khách phương xa. Bánh có thể để bảo quản vài ngày sau khi chín ở nhiệt độ bình thường, hoặc vài tuần nếu để trong tủ lạnh.
Dừa sáp, hay còn gọi là dừa đặc ruột, là loại cây được trồng tại giồng Cây Xanh từ năm 1960, cách thị trấn Cầu Kè chừng 4km. Bề ngoài nhìn dừa sáp cũng chỉ giống dừa thường nhưng khác ở chỗ cơm dừa rất dày, có khi chiếm gần hết phần ruột, phần nước dừa thì sệt lại như keo. Thêm nữa, cơm dừa sáp thường mềm và dẻo như bột quánh lại.
Dừa thường khi lột vỏ gõ nghe tưng tưng, còn dừa sáp thì phải dùng sống dao gõ để nghe tiếng cọc cọc. Thông thường một buồng dừa có 12 trái, trong đó chỉ có khoảng 4-5 trái dừa sáp, thậm chí có thể không có trái nào. Dừa sáp ăn ngon nhất thì phải nạo ra để làm sinh tố. Cho thêm ít đường, sữa, đá bào vào và thưởng thức thì bạn sẽ cảm nhận được hết vị ngon của nó.
Theo nhiều du khách có kinh nghiệm thưởng thức, ngay khi hút hết ngụm đầu tiên của món sinh tố dừa sáp này bạn sẽ cảm thấy đầu lưỡi tê đi vì vị mát, cuống họng cảm nhận vị ngọt lịm, còn mũi thì như nức ra vì mùi thơm ngào ngạt thơm ngon này.
=> Review top 5 tiệm hoa tươi uy tín nhất Mỹ Tho :
Với loại quả đặc sản của Trà Vinh này có rất nhiều cách chế biến nhưng đặc sắc và nổi tiếng hơn cả đó chính là quách dầm sinh tố. Dùng thìa múc ruột quả quách cho vào cốc sau đó bỏ thêm đường, sữa, đá rồi đánh lên là bạn đã có ngay một ly sinh tố quách vô cùng thơm ngậy cho ngày hè nóng bức. Một ly sinh tố quách với hương vị thơm lạ, chua chua, thanh thanh sẽ khiến bạn nhớ mãi về ẩm thực Trà Vinh khôn nguôi.
Một trong những món ăn nổi tiếng ở Trà Vinh không thể không nhắc tới chả hoa Năm Thụy. Chả hoa là một nghệ thuật giống như tên gọi, khi cắt một miếng chả hoa sẽ giống như những bông hoa với nhị ở giữa là trứng muối trông vô cùng bắt mắt. Xung quanh lớp chả là lớp trứng gà đánh tan chiên thành tấm cuộn ở bên ngoài bao bọc lấy nấm mèo. Từ những nguyên liệu chính là thịt lợn, pate, rau củ… Bằng đôi bàn tay khéo léo của người dân đã mang biến những món ăn tưởng chừng đơn giản trở nên độc đáo hơn bao giờ hết.
=> Xem thêm bài viết review top 5 shop hoa tươi Mỹ Tho Tiền Giang
Người gửi / Họ tên
Top5.com.vn là cộng đồng đánh giá các công ty, dịch vụ, trung tâm, địa điểm, cửa hàng, shop ... uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Thực trạng loạn thông tin đã khiến nhiều người tin nhầm vào những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng để rồi phải chịu hậu quả xấu. Vì vậy, Top5.com.vn ra đời nhằm mang đến những thông tin xác thực, đánh giá khách quan, so sánh đa chiều về sản phẩm, dịch vụ để bạn cân nhắc lựa chọn dễ dàng khi có nhu cầu. Liên hệ đăng bài Review, các địa điểm, shop, dịch vụ, nhà hàng, quán cafe, quán ăn, các địa điểm vui chơi, hoa, giải trí, du lịch …. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tại đây